Phát biểu tham luận tại
Đại Hội Đại biểu Đảng Bộ huyện Đại Lộc Lần thứ XIX:
MỞ
RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP, GÓP PHẦN
TÍCH CỰC VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.
Lê
Thạnh
GĐ
CN NHNo&PTNT huyện Đại Lộc
Kính
thưa Đoàn Chủ tịch.
Kính
thưa Quý vị Đại biểu.
Kính
thưa Đại Hội.
Bình minh trên đầu nguồn Mò O (Đại Sơn) |
Kính
thưa Đại Hội.
Là
một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động trên các lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thanh
toán, Ngân hàng luôn được xem là một trong những công cụ đắc lực để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, mỗi động thái của Ngân hàng tại địa phương đều có
những tác động nhất định đến kinh tế xã hội. Trong các hoạt động của ngân hàng,
tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng bậc nhất. Tại Đại Hội này, được sự
phân công và cho phép của Đoàn Chủ tịch, tôi xin được trình bày ý kiến tham
luận với chủ đề: “Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Ngân
hàng Nông nghiệp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội huyện trên
bước đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Vào
những năm đầu sau giải phóng, huyện ta tập trung cho sự nghiệp hàn gắn vết
thương chiến tranh xây dựng kinh tế, sự hiện diện của Ngân hàng Đại Lộc là đại
diện đầu tiên và duy nhất cho Ngành Ngân hàng vừa có nhiệm vụ quản lý và chi hộ
Ngân sách thưc hiện chức năng của Kho Bạc Nhà nước, vừa dùng đồng vốn của mình
để cho vay ưu đãi, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chức năng của một ngân hàng
chính sách, và đồng thời triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, kinh doanh
tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của một ngân hàng thương mại nhà nước,
phục vụ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Qua
nhiều năm hoạt động, đến nay, sau khi tách khỏi chức năng kho bạc
(3-1988) và tín dụng chính sách (1-2004), CN NHNo&PTNT huyện Đại Lộc
dồn sức cho nhiệm vụ chính trị chủ yếu của mình và tiếp tục là nhân tố không
thể thiếu trong tổng thể kinh tế xã hội huyện. Trong đó, vai trò của hoạt động
tín dụng ngày càng chiếm một vị trí khả dĩ, là động lực quan trọng cho những
mục tiêu nhiệm vụ kinh tế xã hội. Xin minh chứng bằng một số chỉ tiêu chủ yếu
đạt được: Tổng dư nợ NHNo hiện nay trên địa bàn đạt gần 73 tỷ, trong đó có đến
hơn 80% hộ sản xuất có quan hệ vay vốn ngân hàng, 35 % doanh nghiệp Nhà nước,
50% HTX, 60% Công ty TNHH, 45% DN tư nhân và đặc biệt có đến hơn 100 hộ sản
xuất có dư nợ Ngân hàng trên 100 triệu/hộ.
Kính
thưa Quý vị Đại biểu.
Thưa
Đại Hội.
Trong
những năm tới, dự báo, khi nền kinh tế huyện nhà thật sự hội nhập, ngân hàng sẽ và phải có những chuyển biến
mạnh mẽ và sôi động. Các ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong nước, ngân hàng
có vốn đầu tư nước ngoài... sẽ đến đặt quan hệ làm ăn, đưa ngành Ngân hàng tại
địa phương đối mặt với xu thế cạnh tranh gay gắt, chưa từng có. Do vậy, nếu như
không có sự chuẩn bị “đón gió” ngay từ bây giờ, chính là chúng ta đã tự
mình đặt một chân ra khỏi “cuộc chơi”.
Xuất
phát từ những ý tưởng đó, nhằm tiếp tục giữ vững vị thế, vai trò của tín dụng
Ngân hàng Nông nghiệp đối với nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công các
mục tiêu chương trình KTXH huyện theo Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ
XIX, Tập thể Lãnh đạo và nhân viên CN NHNo&PTNT huyện Đại Lộc hạ quyết tâm
phấn đấu xây dựng đơn vị vững mạnh cả về chất và lượng với những giải pháp lớn
xin được báo cáo dưới đây:
Vấn
đề đầu tiên là vấn đề
về ý thức phục vụ. Chúng tôi cho rằng Ngân hàng cần phải đổi mới căn bản về
nhận thức phục vụ của đội ngũ CBVC. Hoạt động tín dụng là hoạt động được thực
hiện trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Ngân hàng và khách hàng
phải luôn được nhìn nhận là đối tác của nhau. Do vậy, phải cương quyết nhổ bỏ
tận gốc thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền để mang lại sự công bằng, trong
sáng và văn minh trong trong hoạt động tín dụng.
Phải
nâng cao năng lực, khả năng chuyên môn, trẻ hoá đội ngũ CBVC nói chung và cán
bộ làm công tác tín dụng nói riêng trên tất cả các mặt: Về tư tưởng chính trị
và đạo đức nghề nghiệp; Năng lực thẩm định điều hành và tổ chức thực hiện các
dự án đầu tư, nhằm vừa có thể tìm kiếm, lựa chọn, vừa có thể tham gia tích cực,
cùng với các nhà đầu tư triển khai có hiệu quả các dự án.
Cần
phải nâng cao trình độ văn hoá giao dịch, văn hoá tín dụng, đổi mới tác phong lề
lối làm việc, từng bước xây dựng nề nếp giao dịch văn minh, hiện đại, lịch sự,
hiệu quả, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Hai
là, phải thật sự cơ cấu lại dư nợ tín dụng theo hướng chất
lượng, an toàn và hiệu quả. Phải biến các loại nợ xấu, thiếu lành mạnh, kém
hiệu quả thành nợ tốt, lành mạnh và có hiệu quả cao. Từng bước lập lại trật tự
kỷ cương và lành mạnh hoá hoạt động tín dụng. (Làm được việc này, tất nhiên,
cần phải có sự hỗ trợ và ủng hộ của các cấp Chính quyền và ban ngành tại địa
phương, mà chúng tôi xin được trình bày kỹ hơn ở phần sau).
Ba
là, phải biết chọn lọc, tìm kiếm, mời gọi các dự án có hiệu
quả, cả về mặt kinh tế và mặt xã hội để đầu tư. Xin nhấn mạnh,
nếu chỉ vì lợi ích cục bộ của ngành thì Ngân hàng chỉ quan tâm đến những dự án
có hiệu quả về mặt kinh tế mà thôi. Tuy nhiên, với tinh thần phục vụ quê
hương, phục vụ sự phát triển của KTXH huyện sớm đạt được những mục
tiêu Đại Hội đề ra, NHNo&PTNT tự nhận lấy trách nhiệm phải chú ý đầu
tư cả những dự án có hiệu quả kinh tế và cả những dự án có
hiệu quả xã hội. Nếu như lợi ích kinh tế là lợi ích trước mắt, có
thể cân đo được ngay thì lợi ích xã hội phải được xem là lợi ích lâu
dài, quy mô và biên độ của nó sẽ là vô cùng lớn.
Đầu tư tín dụng phải có trọng tâm, đúng chính sách đường lối của
Đảng và chiến lược phát triển của ngành. Trong những năm tới, trên lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, đối tượng đầu tư tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp vẫn
tiếp tục ưu tiên để cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại giống cây trồng, con vật
nuôi, chú trọng ngành chăn nuôi đại gia súc, phù hợp với điều kiện tự nhiên đất
đai, thổ nhưỡng và lao động của địa phương. Trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN
phải ưu tiên đầu tư cho những dự án có hiệu quả thiết thực, thu hút nhiều lao
động, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh tại chỗ, trên cơ sở cơ chế chính
sách của địa phương và định hướng của Ngành.
Bốn
là, phải tích cực thu hút huy động nguồn vốn để phục vụ lại cho
hoạt động tín dụng. Huy động nguồn vốn vào Ngân hàng, cần xác định là không chỉ
đem lại lợi ích cho ngân hàng mà trước hết nó phục vụ lại nền kinh tế địa
phương. Ngân hàng cần phải biết cách đưa những đồng tiền “trong rương”
nhàn rỗi đi vào cuộc sống để sinh sôi nảy nở.
Kính
thưa Quý vị Đại biểu.
Kính
thưa Đại hội.
Bốn
vấn đề nêu trên về phía Ngân hàng, sẽ khó đạt được nếu không có sự quan tâm
lãnh đạo của Đảng Bộ, Chính quyền địa phương, sự hỗ trợ từ các ban, ngành, đoàn
thể và sự đồng thuận từ phía các tầng lớp nhân dân. Ở đây, chúng tôi xin được
đề đạt một số kiến nghị trong việc triển khai thực hiện mục tiêu nhiệm vụ nhiệm
kỳ tới, có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Cụ thể như sau:
Trước
hết, với vai trò tích cực của hoạt động tín dụng ngân hàng đối
với KTXH, việc giữ nghiêm kỷ cương phép nước phải được xem là nhiệm vụ cốt lõi
trong công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động tài chính tín dụng của huyện. Do
vậy, nhất thiết phải được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ và Chính quyền, sự
ủng hộ hỗ trợ và nhất là phải làm hết trách nhiệm của các cơ quan chức năng tại
địa phương.
Hai
là, UBND huyện cần có cơ chế tác động hợp lý để các nguồn vốn
từ bên ngoài đựơc chuyển dịch về địa phương qua việc mở tài khoản tại Ngân hàng
Nông nghiệp huyện. Trong đó, đặc biệt là những dự án đầu tư tại các cụm, khu
công nghiệp đang triển khai. Bằng cách đó, nguồn vốn đầu tư chưa sử dụng, thông
qua hoạt động của ngân hàng sẽ được tận dụng để cho vay phát triển sản xuất.
Như thế, đồng vốn đầu tư tại Huyện ta sẽ được sử dụng quay vòng không chỉ một
lần. Điều đó lợi ích là rất rõ!
Ba
là, trên lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn, cần chú
trọng đẩy mạnh thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với kinh tế
trang trại, kinh tế vườn và chăn nuôi của UBND tỉnh, theo Quyết định 30/QĐ-UB
và Quyết định 66/QĐ-UB. Việc này, thẳng thắn nhìn nhận, so với các địa phương
khác trong tỉnh, chúng ta triển khai còn chậm. Chúng tôi cho rằng UBND huyện
cần tập trung chỉ đạo cương quyết hơn, theo một chương trình kế hoạch cụ thể
và thiết thực. Trong khi đại bộ phận chủ trang trại, nông dân ta còn nghèo,
đồng vốn còn hạn hẹp, ngân sách huyện còn nhiều khó khăn thì việc chưa tận dụng
tốt cơ chế khuyến khích hỗ trợ đã có của UBND tỉnh là một điều thật đáng
tiếc, nếu không muốn nói là có lỗi với bà con nông dân vốn đã phải chịu nhiều
nỗi thiệt thòi.
Bốn
là, với tinh thần đem hết khả năng, nguồn lực để phục vụ cho sự
phát triển kinh tế xã hội huyện, phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của hoạt
động tín dụng, CN NHNo&PTNT huyện Đại Lộc mong muốn được tham gia vào các
hoạt động thu hút mời gọi đầu tư, các hoạt động điều tra, khảo sát tiềm năng kinh
tế, dự khán các hội nghị thẩm định, tham gia toạ đàm kinh tế v.v... trên địa
bàn huyện. Sự có mặt của đại diện Ngành Ngân hàng trong thành phần tham gia làm
việc với các đối tác trên các diễn đàn kinh tế, thực tiễn đã chứng minh là rất
cần thiết và quan trọng.
Kính
thưa Đoàn Chủ tịch.
Kính
thưa Đại Hội.
Được
sự cho phép của Đoàn Chủ tịch, là đại biểu của NHNo&PTNT, những nội dung
trình bày trên đây có thể còn chủ quan và sa đà, nhưng với tinh thần và
ý chí của người Cộng sản, chúng tôi xin được mạnh dạn bày tỏ nhiệt tâm
của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội huyện và xin trân trọng
góp thêm tiếng nói trình Đại Hội tham khảo.
Kính
chúc khát vọng cháy bỏng và niềm tin vững chắc về một huyện Công
nghiệp vào những năm 2010 – 2015 của Đảng Bộ và nhân dân huyện ta sớm trở
thành hiện thực.
Kính
chúc Đại hội Đại biểu Huyện Đảng bộ Đại Lộc lần thứ XIX thành công tốt đẹp.
Kính
chúc Sức khoẻ Chủ tịch Đoàn và toàn thể đại biểu dự Đại Hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét