Một vài suy nghĩ về Slogan
và Sologan của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam
hiện nay.
Th.s.Lê Thạnh
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam
(điện tử), Slogan là “khẩu hiệu thương
mại” có nguồn gốc nghĩa cổ là “tiếng
hô xung trận của những chiến binh Scotland xưa kia”.
Trong kinh tế học hiện đại, slogan được hiểu như là một câu khẩu hiệu
bằng từ ngữ thông dụng, thể hiện một phần hay toàn bộ về phương châm hoạt động,
đặc tính thương mại, thế mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp, nhằm mục đích tạo
những ấn tượng tốt đẹp từ phía khách hàng, vừa quảng bá cho doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường làm ăn ngày càng thể hiện rõ
hơn tính chất “trăm kẻ bán, vạn người mua”, cạnh tranh trở thành động lực phát
triển, thì cùng với thương hiệu, logo,
sở hữu được một slogan có tính đắc dụng
cao luôn luôn là nhu cầu bức thiết của mọi doanh nghiệp.Khi đã khẳng định được
chỗ đứng trên thương trường, slogan trở thành tài sản vô hình, đôi khi là vô giá
của doanh nghiệp.
Thế nào là một slogan có tính đắc dụng cao?
Để có được một slogan đắc dụng, đã có rất nhiều ý kiến phân tích trên
nhiều bình diện khác nhau, nhưng theo tác giả, tựu trung nhất vẫn là xung quanh
2 tiêu chí cơ bản: Nội dung chứa đựng và hình thức thể hiện.
Nội dung chưá đựng của
slogan phải phản ánh được những cái tinh tuý nhất
trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến các yếu tố: chiến lược
kinh doanh, truyền thống tốt đẹp, mục tiêu tiên tiến của doanh nghiệp, sự khác
biệt lý thú so với các đối thủ, chỗ đứng trong lòng khách hàng, quan hệ hai chiều
với khách hàng…
Hình thức thể hiện của
slogan là một
câu khẩu hiệu bằng ngôn từ cụ thể, phải chuyển tải được một cách uyển chuyển, tối
ưu các vấn đề về nội dung tiến tiến trong hoạt động của doanh
nghiệp. Do vậy để câu nói đó dễ đi vào lòng người, về mặt hình thức, yêu
cầu bắt buộc về từ ngữ là phải ngắn gọn,
dễ hiểu và dễ nhớ. Có nhiều thủ thuật để đưa ra một cấu nói hội đủ điều kiện
này. Xin nêu vài “chiêu” thông dụng điễn hình đã từng được áp dụng hiệu quả sau
đây: Dùng từ đối nhau, như “Nghe là thấy” của sfone; Dùng lối ẩn dụ, so sánh bất ngờ như “có thể bạn không cao nhưng người khác vẫn
phải ngước nhìn” của Bia Sài gòn “lùn”, “Nâng
niu bàn chân Việt” của Biti’s; Vận dụng vần
điệu như “Ăn bóng đá, ngũ bóng đá, uống coca cola ” của Coca cola (giai đoạn
tài trợ cho bóng đá), v.v… Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp “chiêu”
hay nhất để sáng tạo ra một slogan đắc dụng .
Cả nội dung chứa đựng và hình thức thể hiện của slogan là không thể
tách rời, chúng cùng tồn tại và bổ sung cho nhau. Nội dung ý nghĩa tốt phải được
thể hiện bằng ngôn từ “đắc” thì mới có tác dụng cao. Ngược lại, không tìm được
từ ngữ hay thì ý tưởng dẫu có tuyệt vời đến mấy cũng khó có thể chấp nhận được
trong một slogan đắc dụng…
Mặt khác, một slogan hay không nhất thiết phải thể hiện được tất cả
các đặc tính của doanh nghiệp, dẫu đó là các đặc tính tốt đẹp, mà chỉ cần đưa
ra một hoặc vài đặc điểm “đinh”, tức mang tính đại diện ưu tú nhất mà thôi.
“Mang phồn thịnh đến với khách hàng” và yêu cầu về một slogan mới
cho Agribank…
Sau khi được thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
(Agribank) đã sớm chọn được cho mình một logo và một slogan đặc hiệu. “Mang
phồn thịnh đến với khách hàng” đã đáp ứng ngay được yêu cầu có một
slogan trong môi trường kinh doanh và cũng đã dần dần được chấp nhận cả trong nội
bộ hệ thống Agribank và các đối tác khách hàng. Tuy nhiên, khi quy mô hội nhập
của nền kinh tế ngày càng cao, Agribank ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị
trí “hàng đầu” trong hoạt động ngân hàng Việt Nam thì slogan “Mang phồn thịnh đến
với khách hàng” đã dần dần bộc lộ những hạn chế nhất định và không còn đáp ứng
tốt nhất cho yêu cầu phát triển.
Trong một Nghị quyết gần đây của Hội đồng Quản trị Agribank có đặt ra
yêu cầu sửa đổi logo và slogan. Điều đó cho thấy đã đến lúc cần phải nhìn nhận
vấn đề như là một yêu cầu bức thiết mà toàn hệ thống phải làm trước khi quá muộn.
Trước khi trình bày ý tưởng của mình, xin mạnh dạn có vài nhận xét về
slogan của Agribank hiện nay như sau:
Một là, “Mang phồn thịnh đến với
khách hàng” là câu nói ngắn nhưng chưa thật sự cô đọng. Thực tế có những câu
nói dài nhưng vẫn có thể cho ta cảm giác ngắn gọn vì tính cô đọng của nó. Đơn cử
như slogan của Bia Sài gòn “lùn” đã nêu trên đây là một câu nói không hề ngắn
những vẫn tạo một hiệu quả rất… cô đọng.
Để thấy rõ nguyên nhân, xét trên bình diện từ ngữ thì “Mang phồn thịnh đến với khách hàng” gồm
7 từ đơn nhưng có đến 3 từ có hàm lượng ngữ nghĩa làm chức năng mô tả tính đặc
trưng của doanh nghiệp thấp (mang, đến, với). Xét cho cùng 3 từ này chỉ là từ có
tính trung gian mà thôi. 4 từ đơn còn lại (phồn, thịnh, khách, hàng) thì chỉ có
“phồn thịnh” là thuộc tính từ, có chức năng mô tả đặc tính. Còn từ “khách hàng”
là danh từ chung, chỉ đối tượng phục vụ của ngân hàng, thiễn nghĩ, không nói ai
cũng biết.
Hai là, về mặt nội dung slogan Agribank hiện chưa thể hiện một cách nỗi bật
thế mạnh của Agribank. Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên – NXB
Văn hoá – Thông tin – 1988) “phồn thịnh” có nghĩa là “dồi dào, sung túc và đang
phát triển tốt đẹp”, điều đó cho thấy “phồn thịnh” chỉ sự “sung túc” chung
chung, chứ chưa thể hiện được mục tiêu rất đặc thù của đối tác của Ngân hàng. Mục
tiêu đó, không là gì khác, chỉ có thể là mục tiêu kinh tế, là tài, lộc mà thôi!
Hơn nữa, “phồn thịnh” lại muốn đề cập đến một quá trình vận hành tốt
đẹp, kết quả nếu có là ở tương lai (đang phát triển), mà đối với người làm kinh
tế thì chỉ muốn nhìn thấy rõ ngay sự tốt đẹp chứ khó được thuyết phục bằng một
sự hứa hẹn.
Ba là, “Mang phồn thịnh đến với
khách hàng” chỉ mới nói lên được tác động một chiều (Ngân hàng làm cho khách
hàng phồn thịnh) mà chưa thể hiện được chiều ngược lại. Nhưng quan hệ giữa ngân
hàng và khách hàng hiện nay phải là quan hệ kinh tế bình đẳng và đôi bên cùng có
lợi. Ngân hàng cho khách hàng vay để làm lợi cho khách và cũng là để làm lợi
cho mình. Thể hiện rõ được điều minh bạch đó trên slogan, tôi nghĩ rằng tính
thuyết phục sẽ cao hơn. Khách hàng sẽ yên tâm vì được đối xử công bằng, tư tưởng
cho vay là sự ban ơn (chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng thôi) sẽ không còn chỗ
đứng…
Rõ ràng là Agribank đang cần một slogan có tính đắc dụng cao hơn.
Một vài ý tưởng cho slogan của Agribank…
Từ những phân tích nêu trên, tác giả bài viết này xin mạnh dạn đưa
ra một vài ý tưởng cho slogan của Agribank và xin có đôi lời diễn giải.
Trước hết theo thiễn ý còn rất hạn hẹp của bản thân, xin được đưa ra
mấy yêu cầu của một slogan Agribank như sau:
-
Về mặt nội dung:
Phải thể hiện được tư duy mới về mối quan hệ Ngân hàng – Khách hàng
là quan hệ bình đẳng, đôi bên cùng có lợi; Phải chứng tỏ được một cách rõ ràng
và tất yếu cái mà Ngân hàng mang lại cho khách cũng là mục đích Agribank theo đuổi
chính là lợi ích kinh tế (tài lộc)…
-
Về mặt hình thức:
Nhất thiết phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Vận dụng một cách linh hoạt
nghệ thuật sử dụng từ để thiết kế câu…
Trên cơ sở những yêu cầu đó, xin đưa ra một, vài phương án lựa chọn là:
Phương án số một:“Agribank cùng bạn phát tài!”.
Từ chủ lực dùng trong câu này là “phát
tài”. Qua khảo sát trên các công cụ tìm kiếm thì chưa có Ngân hàng nào
trong nước dùng slogan có từ này. Về mặt nôi dung, ý nghĩa thì đã quá rõ, câu nói
vừa thể hiện mục tiêu, kỳ vọng chung của ngân hàng và khách hàng là kinh tế, vừa
thể hiện rõ mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi giữa ngân hàng và khách…Còn về
giải pháp sử dụng từ thì “Agribank cùng bạn phát tài!” là một câu ngắn, đã vận dụng linh hoạt nghệ
thuật vần điệu để cấu trúc nên một tập hợp từ dễ nhớ. Trong đó có các vần gần
nhau như “bank” và “bạn”, “bạn” và “phát”…
Các phương án khác: Từ ý tưởng về mục tiêu xây dựng slogan Agribank trên đây, xin đưa ra
vài phương án tương tự tham khảo:
-
Agribank cùng bạn phát tài, hướng tới tương lai;
-
Agribank đồng hành cùng bạn, sáng lạn ngày mai;
-
Agribank tài lộc đồng hành;
-
…
Tuy nhiên, tất cả những gì thể hiện trên đây đều chỉ với mục đích góp
thêm ý kiến để tham khảo, trong tiến trình lựa chọn, xây dựng thương hiệu Agribank
có một logo và một slogan hay. Và do đó,
dẫu thế nào, đây cũng là ý kiến cá nhân với vốn kiến thức hạn chế, đầy tính chủ
quan, khó có thể đáp ứng được yêu cầu, kính mong nhận được sự lượng thứ của mọi
người.
Đại Lộc ngày 16 tháng 9 năm 2008.
Lê Thạnh
Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Email: Lethanh345@yahoo.com.vn
ĐT: 0914.026.345
Một số slogan ngân hàng thương mại hiện nay:
-
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
– Agribank: Mang phồn thịnh đến với khách hàng.
-
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
- Vietcombank: Không có, chỉ thể hiện trong bài giới thiệu phương châm hoạt động
là “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”.
-
Ngân hàng Công thương Việt Nam –
Vietinbank: Nâng giá trị cuộc sống.
-
Ngân hàng đầu tư phát triển Việt
Nam – BIDV: Phương châm hoạt động là “Hiệu
quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV” và “Chia xẻ cơ hội
- Hợp tác thành công”.
-
NH TMCP Sài gòn – SCB: SCB luôn
hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng.
-
NHTMCP Nhà – Habubank: Giá trị
tích luỹ niềm tin.
-
Ngân hàng Phương Đông – OCB: Cùng
bạn thực hiện ước mơ.
-
Ngân hàng Á Châu – ACB: Ngân hàng
của mọi nhà.
-
NHTMCP Kỷ thương Việt Nam –
Techcombank: Sáng tạo gia strij, chi sẻ thành công.
-
NHTMCP Xăng dầu Petrolimex –
PGBank: Hơn cả ngân hàng. Đó là dịch vụ chuyên nghiệp.
-
NHTMCP Hàng hải – Maritimebank:
Tạo lập giá trị bền vững.
-
NHTMCP Phương Nam – Southernbank: Tất cả vì sự thịnh
vượng của khách hàng.
-
NHTMCP Đông Á – Dongabank: Người
bạn đồng hành tin cậy.
-
Nam Việt Ngân hàng – Navibank: Điểm
tựa tài chính, nâng bước thành công.
-
Ngân hàng MHB: Cho niềm vui toả
khắp.
-
NH Phát triển Việt Nam :
Không tìm thấy websile riêng.
-
NHTMCP Việt Á – Vietabank: Không
có.
-
NHTMCP Sài Gòn Thương tín –
Sacombank: Không có.
-
Ngân hàng Ngoài quốc doanh –
VPbank: Không có.
-
NHTMCP An Bình – ABbank: Không
có.
-
NHCSXH Việt Nam - VBSP: Không có.
-
NHTMCP Bắc Á: Không có.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét