Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Hai cậu bé mua chim

Hôm qua, trên đường về dự Giỗ Tổ Tộc ghé thăm nhà một người chị đã về hưu, vừa mở một cửa hàng nhỏ để bán chim, cá cảnh. Ghi lại được hình ảnh của 2 cậu nhỏ vào mua chim, cá.
Gương mặt khinh khỉnh dễ thương, hai cậu nhóc thèm thuồng hỏi chị:
- Giá con chim chấc mồ bao nhiêu hả cô?
- Chim chấc mồ tụi con không mua nổi đâu. Tới mấy trăm ngàn lận đó!.
Cả hai cậu nhỏ tròn xoe mắt, vừa lắc đầu vừa tiếc nuối. Rồi cu cậu chuyển qua “nghiên cứu” cá…
Ngồi quan sát hai cậu nhỏ, tôi thật sự thương. Chợt nhận ra bóng dáng của… mình ngày xưa. Cũng trác tuổi này, mê chim, mê cá, thích hoa nhưng hồi đó làm gì có tiền mua. Có một ngày bắt được con chim sẻ, nhốt trong cái lồng tự chế, cắt ca, cắt củm nuôi. Rồi một tai họa thật sự tới khi con chim nhỏ sổ lồng bay mất…

Có thể đây sẽ là sự mở đầu cho niềm đam mê cháy bỏng về sau… Hình ảnh 2 cậu bé mê chim, mê cá khiến tôi suy nghĩ bâng khuâng…





Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Tản mạn về chuyện … chửi.




1. Chửi nữa đi! Sẽ tốt hơn cho bạn khi bạn đang có nhu cầu đó. Nhưng cũng nên biết đôi điều về chuyện chửi thì cái sự chữi đấy mới thêm phần… giá trị. Lúc đó, cái chửi của bạn mới được cho là có… cơ sở khoa học và kế thừa… kinh điển.


2. Chuyện kể rằng, xưa kia có một bà lão vì tiếc con gà bị mất trộm mà ngày nào cũng xỏ mồm sang nhà hàng xóm đ chửi. Chửi mãi thành thuộc, thuộc mãi thành quen, quen mãi thành nghiện…

Rồi đến lượt hàng xóm láng giềng nghe chửi mãi cũng thành thuộc,  thuộc mãi cũng thành quen, quen mãi cũng thành nghiện. Đến nỗi ngày nào không nghe bà lão chi là họ đâm ra…  thèm. Đến nỗi vì quá thèm mà có kẻ làm liều, trộm thêm của bà hàng xóm tốt bụng kia một con gà nữa để… được nghe chi.

Xã hội công nghiệp phát triển làm người ta quên đi nhiều thứ nhưng bài chi mất gà của bà lão xưa kia thì lại được đưa vào … kho tàng văn hoá dân gian mà ngày nay, chắc hẳn bất cứ ai, dẫu có thuộc hệ dân gian hay dân ngay, quan gian hay quan ngay cũng đều biết.

3. Vậy ai dám bảo chi nhau là không văn hoá? Vậy thì việc gì lại không chi? Thì cứ chi. Chi nữa…
Tuy nhiên, của đáng  tội, thường thì dao càng bén càng dễ làm đứt tay. Chỉ  xin lưu ý, dẫu có kế thừa thứ thuộc hàng … “di sản văn hoá” thì cũng phải bình  tỉnh, cẩn thận một chút chứ đừng để hớ hênh mà… ô nhiễm đến môi trường.
Xin hết!

Tam Kỳ, 10/02/2009


LT

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Chuyện lạ cây cảnh: Phá thế vì hũ rượu quý

Lê Thạnh
Đến nay, nhiều năm trôi qua mà mỗi khi nhắc lại chuyện này tôi vẫn không thể tránh được một cảm giác bàng hoàng kinh hãi và dẫu có nghĩ mãi cũng không thể nào hiểu nỗi vì sao lại có chuyện lạ lùng như thế trên đời?...

Số là cách đây mấy năm tôi có dịp du hý ở Tây Nguyên. Chuyến đi ấy, cùng với rất nhiều kỷ niệm vui buồn, tôi mang về 2 thang thuốc gia truyền dầm rượu. Theo lời giới thiệu của cô con gái ông thầy thuốc, người trực tiếp bán thuốc này thì đây là bài thuốc quý, giúp ăn ngon ngũ tốt, đỡ đau nhức xương cốt. Cô còn đặc biệt lưu ý là bài thuốc này tác dụng cực hay ở cái khoản “ấy”. Cô nói với mọi người rằng chính cô cũng là một… “sản phẩm” sinh ra từ… một thang thuốc bổ gia truyền hảo hạng như thế này.
Nghe những lời giới thiệu thôi là đã sung sướng rồi. Tôi hí hửng mang thuốc về, dầm rượu và sẵn sàng khoe với tất cả mọi người để làm oai. Ai nấy nghe kể cũng đều tấm tắc thán phục...

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

“NGẬP NGỪNG” – SỰ DỒN NÉN CỦA CẢM XÚC SỐNG ...

 “NGẬP NGỪNG” – SỰ DỒN NÉN CỦA CẢM XÚC SỐNG ...
(Cảm xúc khi đọc bài thơ “Ngập ngừng” của Huỳnh Minh Tâm)

                                                                                                    Lê Thạnh
Đã 4 năm trôi qua, kể từ khi nhận lời và ngâm - đọc bài thơ “Ngập ngừng” của Huỳnh Minh Tâm tại Đêm thơ Đất Quảng, tổ chức vào Nguyên tiêu Bính Tuất – 2006, đến nay dường như tôi vẫn còn bồi hồi với những cảm xúc khôn nguôi về xứ quê và tình người thể hiện ở bài thơ này...

Những lúc tâm hồn bay bỗng tôi cũng từng ngọng ngịu ngâm nga đôi câu, để thấy đời còn có chút ớt cay, chút rượu nồng, nhưng “ngâm” cho mọi người nghe một bài thơ hoàn chỉnh trên sân khấu thì thú thật tôi chưa hề. Vì nể và thương bạn, tôi đã nhận lời mà không hề nghĩ đến hậu quả sẽ ra sao. Cả tuần lễ trôi qua, đọc đi, đọc lại mãi mà tôi vẫn chưa thể nào hiểu nỗi Huỳnh Minh Tâm muốn nói gì trong “Ngập ngừng” cả. Đã thế, để thuộc lời bài thơ, với trí nhớ vào hàng siêu ... lãng như tôi thì quả là quá sức. 
Tôi gặp Huỳnh Minh Tâm để giải bày những lo lắng đó. Nhưng tôi gần như phát hoảng về những lời lẽ cứ vừa cao siêu vừa nhiệt tình của Huỳnh Minh Tâm đã không giúp tôi sáng dạ thêm chút nào, lại càng rối rắm hơn. Tôi linh cảm có một điều gì đấy rất lạ ẩn chứa, khi Huỳnh Minh Tâm tỏ vẻ xúc động đến độ gần khóc... Mà anh cũng dễ “khóc rống lên” như đã từng lắm chứ  (Tôi muốn – Huỳnh Minh Tâm). Vốn từng học chung trường, tôi biết cảm xúc và khát vọng sống mãnh liệt đến độ bất thường của anh. Tôi chợt thấy hối hận và càng thương nhà thơ vô cùng. Để thoát khỏi nguy cơ nghe nhà thơ … khóc, bất giác tôi buộc miệng nói dối, điều dối trá vĩ đại: “Rồi! Mình hiểu rồi!”, mà trong bụng thì nghĩ thật sự mình chả hiểu gì cả!