Dailoc.com.vn:
Tại sao không?
Lê Thạnh
Năm 2007, Đất nước ta bước vào
bước ngoặc Lịch sử vĩ đại, sau mốc son chói lọi của những thành công trên
trường ngoại giao: Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO, Hội nghị cấp cao APEC 14 – Hà Nội thành công rực rỡ,
đồng thời chúng ta cũng vừa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế PNTR vĩnh
viễn.
Tất cả các phương tiện truyền
thông đại chúng, rất nhiều diễn đàn, nhiều tổ chức cá nhân đều đón chào Sự kiện
có ý nghĩa vô cùng trọng đại này, và vượt lên trên hết, với trách nhiệm cao
nhất của từng chủ thể phát ngôn đều không thể không đề cập đến những thời cơ và
thách thức của Hội nhập, những gì mà mỗi tổ chức, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân chí
nguyện cho sự phát triển của Đất nước, đều phải nghĩ đến để xây dựng đường lối
phát triển cho mình.
Hội nhập đã không còn là một
khái niệm xa vời như trước, trái lại nó đã
gắn liền với đời sống của mỗi công dân, mỗi gia đình và nhanh chóng trở
thành chủ đề chính của xã hội.
Là một huyện trung du - đồng
bằng, vốn chịu nhiều mất mác đau thương sau chiến tranh và sự kiềm chế tai hại
của giai đoạn cuối khi cơ chế bao cấp không còn phù hợp, ngày nay cùng với cả nước,
Đại Lộc đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ghi dấu chặng đường Lịch sử mới:
Thời kỳ Hội nhập kinh tế.
Đảng bộ và Nhân dân Đại Lộc có
đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra mục tiêu xây dựng HUYỆN CÔNG
NGHIỆP vào những năm 2010 – 2015. Nhưng để đạt được mục tiêu cao cả đó, chúng
ta còn phải nỗ lực phấn đấu vượt bậc, nếu không muốn để cho những thời cơ trôi
qua khi chưa kịp “lột xác” để trở thành những Lợi ích thật sự. Xây dựng và điều
hành chiến lược phát triển hợp lý và hiệu quả, dấy lên ý chí phấn đấu vượt qua
thách thức để xây dựng quê hương, tạo sự đồng thuận, tiến tới sự nhất trí cao
trong các tầng lớp nhân dân v.v.. Đó là những vấn đề cần phải dốc toàn lực để
bàn và làm. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết ngắn này, tác giả chỉ xin được
phép lạm bàn về một góc cạnh rất nhỏ trong những yêu cầu của phát triển và hội
nhập: Vấn đề vận dụng những thành tựu của Công nghệ Thông tin - Internet.
Chúng ta vẫn thường nhắc đi,
nhắc lại về những tiềm năng phát triển của huyện. Đó là những điều kiện tối cần
thiết cho một bước nhảy lịch sử. Nhưng để đánh thức được tiềm năng đó, biến
chúng trở thành những mô đun - thành tố của phát triển, điều quan trọng đầu
tiên là phải làm cho chúng … có mặt thật sự trên đời. Có nghĩa là phải làm cho mọi người, nhất là bên ngoài biết đến và thật sự công nhận sự hiện diện của chúng. Để
làm được điều đó, không có phương tiện
nào tốt hơn là Internet! Chính nó sẽ giúp ta dễ dàng tiếp cận với bất cứ nơi
nào trên thế giới mà ta muốn (tất nhiên là phải có mặt trên mạng), đồng thời
cũng giúp bên ngoài dễ dàng tìm hiểu, tiếp cận với ta, đơn giản chi qua … một
thao tác nhắp chuột máy tính.
Điều muốn nói ở đây, cũng là ước
ao của tác giả, là Đại Lộc sớm có một địa chỉ trên mạng thông tin toàn cầu. www.Dailoc.com.vn, www.Dailoc.com , www.Dailoc.vn … chẳng hạn! Tại sao không?.
Khó khăn từ đâu?
Về kinh phí xây dựng và duy
trì một trang web?
Theo website của Trung tâm
Internet - Bộ Bưu chính Viễn thông (có địa chỉ www.vnnic.net.vn , là nơi có thể tìm hiểu
và đăng ký tên miền mới cho web hiện nay) phí cài đặt và duy trì hàng năm cho
một tên miền trên mạng chỉ hơn 1 triệu đồng đối với tên miền Việt Nam và khoảng
dưới 50 USD cho một tên miền quốc tế. Phí cấp và quản lý địa chỉ Internet, tuỳ
theo mức sử dụng cũng chỉ khoảng vài chục triệu đồng cho một năm. Nếu so với
chi phí quảng cáo hiện nay, một tấm pano quảng cáo ngoài trời cần đến vài chục
triệu, một trang bìa trên tạp chí lớn cũng phải tốn cả gần chục triệu đồng…,
thì có thể thấy ngay rằng chi phí cho Internet là không cao, nếu không muốn nói
là không đáng kể so với những lợi ích cả
trước mắt và lâu dài.
Về triển vọng?…
Có thể nói lợi ích và triển
vọng của một website địa phương sau ngưỡng cửa hội nhập hiện nay là vô cùng. Sẽ
không cần nhiều đến những pano, áp phích, những diễn đàn trong nước hay ở nước
ngoài về đầu tư rất dài hơi và tốn kém, mà lợi ích về mặt quảng bá thông tin chưa
hẳn đã nhiều và dễ dàng có ngay được hiệu quả.
Một nhà đầu tư du lịch ở Mỹ xa
xôi, yêu thích thiên nhiên, muốn có một vùng đất bằng phẵng rộng cở vài chục
héc ta, có độ cao vài nghìn mét so với mặt nước biển, có nhiệt độ trung bình
thấp hơn đồng bằng 5-6 độ C, có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình để đầu tư xây dựng
khu du lịch sinh thái, đang hàng ngày dùng các công cụ tìm kiếm trên mạng. Chắc
hẵn ông ta sẽ ồ lên kinh ngạc “Ơ - rê - ca” khi trang www.google.com cho một kết quả khả dĩ: www.Dailoc.com.vn , trong đó thể hiện rất rõ vùng đất Bằng Am
của Đại Lộc.
Tại
sao không?
Một nhà đầu tư ở Italia đang để
tâm đến Đông – Nam Á là khu vực kinh tế sôi động và đầy tiềm năng hiện nay. Đây
là khu vực có ảnh hưởng của Văn minh Trung - Ấn, do vậy về mặt ngôn ngữ phát
âm, tiếng gốc Hán là rất phổ biến. Đã làm ăn, ai chẳng mong giàu có, chẳng muốn
đại lộc theo đúng gốc ngôn ngữ địa phương. Do vậy mà ông sẵn sàng tìm
kiếm trên mạng một địa danh thể hiện được kỳ vọng của mình. Bất giác ông gõ vào
máy vi tính: “Dailoc”. Và ông hét lên như bắt được của quý, khi trang web tìm
kiếm trên mạng thông báo: www.Dailoc.com.vn
.
Tại
sao không?
Nguy cơ?…
Đặt phím viết bài này,
tác giả vô cùng đắn đo khi phải bàn về nguy cơ xảy ra trong trường hợp chậm
chân. Nhưng không thể không nói đến, như một lời cảnh báo, khi khả năng xảy
ra điều đó là rất lớn. Đã từng và đang xảy ra nhiều trường hợp vô tiền khoáng
hậu, khi có một kẻ xấu, thấy trước tiềm năng,
bỏ tiền ra để đăng ký tên miền của một địa phương nào đó. Đến lúc cần
thì chính địa phương đó phải đi mua lại tên của họ. Lúc đó tốn kém là vô cùng
hoặc không thể lấy lại được chính tên của mình. Chính tác giả bài này đã gõ thử
một số tên địa danh cụ thể lên mạng, và không ít trường hợp chỉ nhận được một
lời rao bán xanh rờn: “Tên miền của
trang web này đã có chủ, mời bạn liên hệ để mua lại!”…
Trang web riêng cho Đại Lộc:
Lợi ích, triển vọng là vô cùng lớn. Nguy cơ khó lường của việc chậm chân cũng đã
quá rõ.
Vậy nên chăng: www.Dailoc.com.vn ?
Tại sao không?
Đại Lộc, ngày đầu năm 2007
(comaihoa@gmail.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét