Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Đôi điều về thói quen gọi tên đồng tiền Việt Nam

Hiện nay trên một số ấn phẩm, bài nói, thậm chí trên cả một số phương tiện truyền thông thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng việc sử dụng tên gọi và ký hiệu đơn vị tiền tệ cho đồng tiền Việt Nam đôi khi xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc.
 Gọi không đúng tên đồng tiền quốc gia trong nhiều trường hợp không còn là chuyện nhỏ và không chỉ là chuyện  về cái tên gọi…

Về tên gọi  và cách viết đơn vị tiền tệ của Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nuớc 2010 (điều 16) quy định: “Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu”.

Luật đã quy định hết sức cụ thể, rõ ràng về tên gọi của đồng tiền Việt Nam (đồng), ký hiệu trong nước (đ) và nước ngoài (VND). Quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, theo tiêu chuẩn ISO 4217. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay, rải rác ở một số trang tài liệu ấn phẩm, thậm chí trên cả một số phương tiện truyền thông thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng việc gọi tên và ký hiệu đơn vị tiền tệ đối với đồng tiền Việt Nam được sử dụng một cách tuỳ tiện. 

Xin đơn cử một vài trường hợp phổ biến sau:

- Không dùng chữ viết tắt đồng tiền Việt Nam là “VND” lại dùng là “VNĐ” hoặc thậm chí dùng cả ký hiệu “$” để chỉ đồng tiền Việt Nam (?).

Như nói ở trên đây, quy định viết tắt từ VND cho đồng tiền Việt Nam là ký hiệu theo tiêu chuẩn ISO 4217, mang tính phổ cập ở tầm Quốc tế, mẫu tự sử dụng ở đây là tiếng Anh. Thế nên việc dùng ký hiệu VNĐ là hoàn toàn không đúng, thể hiện sự chắp vá tuỳ tiện kiểu “nữa tây, nữa ta” mà không theo một chuẩn mực nào.


          Ngoài ra, cũng có trường hợp, do thói quen, trên một số văn bản thể hiện ký hiệu đơn vị tiền tệ của bất cứ quốc gia nào, kể cả tiền Việt, lại dùng ký hiệu “$”. Cần biết rằng, ký tự đặc biệt “$” là để chỉ đơn vị tiền tệ được gọi tên theo tiếng Anh là “dollar” (đô la) nói chung. Trong đó, có rất nhiều quốc gia dùng tên gọi đơn vị tiền tệ là đô la và ký hiệu “$” là để chỉ đơn vị đó. Ví dụ đô la Đài Loan, đô la Tây Ban Nha, đô la Úc … Thế nên, dùng ký tự “$” để chỉ đơn vị tiền tệ không lấy tên là đô la, rõ ràng là một sự nhầm lẫn đáng tiếc!

- Đọc tên đồng tiền Việt Nam là “Việt Nam đồng”:

Theo tiêu chuẩn  ISO 4217 (do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành), tên của đồng tiền quốc gia được dùng 3 mã ký tự và tất cả các đơn vị tiền tệ trên thế giới đều được dùng ký hiệu theo hướng này. Trong đó, 2 ký tự đầu là biểu trưng cho quốc gia, ký tự thứ 3 biểu trưng cho tên gọi đồng tiền đó (thiên về cách phát âm của người bản xứ). Chẳng hạn như CND (Canadian Dollar - đồng Đô la Ca na da), CUP (Cuban Peso - đồng Pê - sô Cuba), RUB (Russian ruble - đồng rúp Nga) .v.v…

Thế nên Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định dùng ký hiệu “VND” cho đồng tiền Việt Nam không có nghĩa là phải đọc chúng là “Việt Nam đồng” mà phải đọc và chỉ cần đọc là “đồng” hay “đồng Việt Nam” cho hợp với ngữ pháp tiếng Việt, khi thể hiện các văn bản thuần Việt. Hoặc chỉ đơn giản là “Vi – En – Đi” (phiên âm) tên các chữ cái viết tắt, khi thể hiện các văn bản bằng tiếng Anh.

Thiễn nghĩ, gọi không đúng tên đồng tiền quốc gia có thể là chuyện nhỏ nhưng trong một số trường hợp quan yếu lại có thể vô tình gây nên những tình huống phản cảm không đáng có, làm lu mờ đi những trang tài liệu giá trị, thậm chí có thể tổn hại đến danh dự Quốc gia… Khi đó, vấn đề hẳn sẽ không còn là chuyện nhỏ và không phải chỉ là chuyện về cái tên gọi mà thôi! 


Tam Kỳ, 9/2011
Lê Thạnh – Agribank Quảng Nam

ĐT: 0914.026.345




Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

GIẢI BÀY CỦA LÊ THẠNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ BỊ BẠN BÈ CHẤT VẤN

      Tôi thấy nghẹt thở với những lời buộc tội công khai của một số bạn bè đối với tôi trên blog 81. Tôi hiểu trách nhiệm của mình, nên dù đang rất bận nhưng tôi vẫn phải cố gắng tranh thủ thời gian để giải bày từng vấn đề cùng các bạn…

             1. “Cáo và quạ”!

Bài viết này MP muốn nói điều gì nhỉ? Ưu tư cho những vấn đề trọng đại của Đất nước? Thì chính đáng thôi. Là người Việt Nam, có áy náy, có bận tâm, hay có trăn trở cho quê hương đất nước cũng là chuyện bình thường cả. Nhưng bài viết này lại không chỉ là chuyện nóng về thời sự. Cái chính là, dù có vô tình chăng nữa, với “16 câu vọng cổ và điệu LTHV”, MP đã nhẫn tâm móc họng, châm chọc LT đã hát vọng cổ với bạn bè 81. Tôi không hiểu tại sao MP làm thế. MP cho rằng đây là điều vô tình! Đừng bào chữa kiểu đó. Là bạn bè, tôi còn lạ gì những đòn hiểm như thế của MP. Chuyện hát hò của tôi với anh em 81 chỉ là để vui thôi, sao MP nỡ mang mấy câu vọng cổ tôi hát ra để đàm tiếu chứ?