Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013
Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Tản mạn về chuyện … chửi.
|
1. Chửi nữa đi! Sẽ tốt hơn cho bạn khi
bạn đang có nhu cầu đó. Nhưng cũng nên biết đôi điều về chuyện chửi thì cái sự
chữi đấy mới thêm phần… giá trị. Lúc đó, cái chửi của bạn mới được cho là có…
cơ sở khoa học và kế thừa… kinh điển.
|
2. Chuyện kể rằng, xưa kia có một bà lão vì
tiếc con gà bị mất trộm mà ngày nào cũng xỏ mồm sang nhà hàng xóm để chửi. Chửi mãi thành thuộc, thuộc mãi
thành quen, quen mãi thành nghiện…
Rồi đến lượt hàng xóm láng giềng nghe chửi
mãi cũng thành thuộc, thuộc mãi cũng
thành quen, quen mãi cũng thành nghiện. Đến nỗi ngày nào không nghe bà lão chửi
là họ đâm ra… thèm. Đến nỗi vì quá thèm mà
có kẻ làm liều, trộm thêm của bà hàng xóm tốt bụng kia một con gà nữa để… được
nghe chửi.
Xã hội công nghiệp phát triển làm người ta
quên đi nhiều thứ nhưng bài chửi mất gà của bà lão xưa kia thì lại được đưa vào
… kho tàng văn hoá dân gian mà ngày nay, chắc hẳn bất cứ ai, dẫu có thuộc hệ
dân gian hay dân ngay, quan gian hay quan ngay cũng đều biết.
3. Vậy ai dám bảo chửi nhau là không văn
hoá? Vậy thì việc gì lại không chửi? Thì cứ chửi. Chửi nữa…
Tuy nhiên, của đáng tội, thường thì dao càng bén càng dễ làm đứt
tay. Chỉ xin lưu ý, dẫu có kế thừa thứ
thuộc hàng … “di sản văn hoá” thì cũng phải bình tỉnh, cẩn thận một chút chứ đừng để hớ hênh mà…
ô nhiễm đến môi trường.
Xin hết!
Tam Kỳ, 10/02/2009
LT
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Chuyện lạ cây cảnh: Phá thế vì hũ rượu quý
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
“NGẬP NGỪNG” – SỰ DỒN NÉN CỦA CẢM XÚC SỐNG ...
“NGẬP
NGỪNG” – SỰ DỒN NÉN CỦA CẢM XÚC SỐNG ...
(Cảm xúc khi đọc bài thơ “Ngập ngừng” của Huỳnh
Minh Tâm)
Lê Thạnh
Đã 4 năm trôi qua, kể từ khi nhận
lời và ngâm - đọc bài thơ “Ngập ngừng”
của Huỳnh Minh Tâm tại Đêm thơ
Đất Quảng, tổ chức vào Nguyên tiêu Bính Tuất – 2006, đến nay dường như tôi vẫn
còn bồi hồi với những cảm xúc khôn nguôi về xứ quê và tình người thể hiện ở bài
thơ này...
Những lúc tâm hồn bay bỗng tôi cũng từng
ngọng ngịu ngâm nga đôi câu, để thấy đời còn có chút ớt cay, chút rượu nồng,
nhưng “ngâm” cho mọi người nghe một bài thơ hoàn chỉnh trên sân khấu thì thú
thật tôi chưa hề. Vì nể và thương bạn, tôi đã nhận lời mà không hề nghĩ đến hậu
quả sẽ ra sao. Cả tuần lễ trôi qua, đọc đi, đọc lại mãi mà tôi vẫn chưa thể nào
hiểu nỗi Huỳnh Minh Tâm muốn nói gì trong “Ngập ngừng” cả. Đã thế, để
thuộc lời bài thơ, với trí nhớ vào hàng siêu ... lãng như tôi thì quả là quá
sức.
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
Một vài suy nghĩ về Slogan
Một vài suy nghĩ về Slogan
và Sologan của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam
hiện nay.
Th.s.Lê Thạnh
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam
(điện tử), Slogan là “khẩu hiệu thương
mại” có nguồn gốc nghĩa cổ là “tiếng
hô xung trận của những chiến binh Scotland xưa kia”.
Trong kinh tế học hiện đại, slogan được hiểu như là một câu khẩu hiệu
bằng từ ngữ thông dụng, thể hiện một phần hay toàn bộ về phương châm hoạt động,
đặc tính thương mại, thế mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp, nhằm mục đích tạo
những ấn tượng tốt đẹp từ phía khách hàng, vừa quảng bá cho doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường làm ăn ngày càng thể hiện rõ
hơn tính chất “trăm kẻ bán, vạn người mua”, cạnh tranh trở thành động lực phát
triển, thì cùng với thương hiệu, logo,
sở hữu được một slogan có tính đắc dụng
cao luôn luôn là nhu cầu bức thiết của mọi doanh nghiệp.Khi đã khẳng định được
chỗ đứng trên thương trường, slogan trở thành tài sản vô hình, đôi khi là vô giá
của doanh nghiệp.
VỀ MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC...
Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước trước yêu cầu hội
nhập:
CÓ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO, CHỦ LỰC
Ở ĐỊA PHƯƠNG.
ThS. Lê Thạnh - GĐ Agribank Đại Lộc
ThS. Lê Thạnh - GĐ Agribank Đại Lộc
1. Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Quảng
Nam tổ chức Kỷ niệm 10 năm thành lập trong bối cảnh hết sức đặc biệt: Trên trường
ngoại giao, nước ta đã đạt được những thắng lợi mang tính lịch sử và vĩ đại, Việt
Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Hội nghị cấp cao APEC 14
– tổ chức tại Hà Nội thành công rực rỡ, cũng là thời điểm Đảng bộ, nhân dân Quảng
Nam đang nô nức tiến tới Kỷ niệm 10 năm tái lập tỉnh. Đây là những sự kiện có ý
nghĩa hết sức đặc biệt đối với Mốc son 10 năm của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam , vừa
mở ra cho đơn vị những yêu cầu hội nhập tất yếu với những cơ hội và thách thức
lớn.
Tuy nhiên, trước
khi có thể bàn về những vấn đề sống còn trong hội nhập, cần phải xác định rõ ràng
rằng: liệu NHNo&PTNT có còn giữ được vai trò chủ đạo, chủ lực vốn có của một
ngân hàng thương mại nhà nước chiếm thị phần chủ yếu hiện nay hay không?
TÌNH YÊU MAI HOA ...
TÌNH YÊU MAI HOA ...
Lê Thạnh
- Cổ Mai Hoa
Thân tặng anh em trong nhóm
Cổ Mai Hoa Đại Lộc.
Tôi vẫn biết yêu cây là đau khổ,
Khi con thơ réo gọi bố xin tiền,
Mai ngoài vườn bọ trĩ
hút đảo điên,
Mà trong ví chẳng còn xu dính túi...
Tôi cũng hiểu trời đôi khi cay cú,
Đang yên bình đất bỗng hoá phong ba.
Cơn bão lũ đẩy nhà ta tơi tả,
Ta kiên gan, dành sức giữ... Cổ Mai Hoa...
Và chiều nay, gió nhẹ vương tán lá
Ta ngâm nga một khúc hát mơn mang:
“Giàu sang phú quý không màng
Chỉ yêu son sắc một nàng Mai Hoa”...
Ái Nghĩa, 11/12/2007.
Tham luận tại Đại Hội Đại biểu Đảng Bộ huyện Đại Lộc
Phát biểu tham luận tại
Đại Hội Đại biểu Đảng Bộ huyện Đại Lộc Lần thứ XIX:
MỞ
RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP, GÓP PHẦN
TÍCH CỰC VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.
Lê
Thạnh
GĐ
CN NHNo&PTNT huyện Đại Lộc
Kính
thưa Đoàn Chủ tịch.
Kính
thưa Quý vị Đại biểu.
Kính
thưa Đại Hội.
Bình minh trên đầu nguồn Mò O (Đại Sơn) |
Kính
thưa Đại Hội.
Là
một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động trên các lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thanh
toán, Ngân hàng luôn được xem là một trong những công cụ đắc lực để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, mỗi động thái của Ngân hàng tại địa phương đều có
những tác động nhất định đến kinh tế xã hội. Trong các hoạt động của ngân hàng,
tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng bậc nhất. Tại Đại Hội này, được sự
phân công và cho phép của Đoàn Chủ tịch, tôi xin được trình bày ý kiến tham
luận với chủ đề: “Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Ngân
hàng Nông nghiệp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội huyện trên
bước đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
PHIẾM ĐÀM VỀ “ VĂN HOÁ KINH DOANH ”.
PHIẾM ĐÀM VỀ
“ VĂN HOÁ KINH DOANH ”.
Lê Thạnh
Để đạt được mục tiêu “công nghiệp
hoá, hiện đại hoá” Đất nước, để các ngân hàng TMNN tồn tại và phát triển trong
hội nhập, vấn đề “văn hoá kinh doanh”
chiếm một vị trí, vai trò rất căn cơ.
Xuân về xin được phiếm đàm qua vài
mẫu chuyện nhỏ cảm tác góp nhặt trên đường công tác.
Những chuyện kể dưới đây hoàn toàn
là hư cấu, nếu có tương tự với chuyện từng xảy ra ở đâu đó thì chỉ là sự trùng
hợp ngẫu nhiên, tình cờ ngoài chủ ý của tác giả.
1. GIỜ MỞ CỬA...
6 giờ sáng. Còn một tiếng nữa mới đến giờ làm việc.
Ngay dưới tấm biển quảng cáo “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”
đặt trước cỗng trụ sở làm việc, có bác nông dân, tay cầm túi hạt giống cùng với
chiếc cuốc trên vai đang sốt ruột, đon đả đi tới, đi lui, như muốn tìm ai...
-
Anh làm ơn cho hỏi mấy giờ cơ quan ta mở cửa làm việc ạ?
- Dạ, chào bác. 7 giờ đúng, nhưng đó là quy định thế
thôi chứ giao dịch khách hàng thì ai lại theo giờ giấc làm gì hả bác!...
Mời bác vào. ấy, ấy... Bác mang dép vào đi chứ.
Nào, cháu có thể giúp được gì cho bác đây ạ?
Anh cán bộ vừa từ tốn hỏi chuyện, vừa ra cửa bắt tay
vị khách nhà quê đến sớm, vừa cúi mình nhặt lên đôi dép dính đầy đất cát cầm
vào, cẩn thận đặt dưới chân ông cụ. Và, ngày làm việc mới bắt đầu...
Ngoài thềm, cây lộc vừng vừa chớm thả những đài hoa
đầu mùa óng ánh đỏ, thoang thoảng một hương thơm ...
NÓI VÀ LÀM
NÓI VÀ LÀM
Lê Thạnh
Lê Thạnh
1. Nói và làm xưa nay vẫn luôn là đề tài muôn thuở của cuộc sống và xã hội.
Trước hết chúng ta thừa nhận với nhau là nói hoặc làm điều tốt bao giờ cũng khó hơn là nói hoặc làm điều xấu. Vì điều tốt không tự nhiên mà có, để có được nó con người phải học và phải luyện.
Và, nói điều tốt thì bao giờ cũng dễ hơn là
làm điều tốt. Với lý do này, trong rất nhiều trường hợp, người nói điều tốt rất
dễ bị phủ nhận hoặc thậm chí bị phỉ báng với một câu xưa rích nhưng rất bén và
ác: “Hắn làm được đếch gì chưa mà cao giọng thế!”. Nếu không tỉnh táo nhìn
nhận, ta rất dễ đồng tình với lập luận này.
Dailoc.com.vn: Tại sao không?
Dailoc.com.vn:
Tại sao không?
Lê Thạnh
Năm 2007, Đất nước ta bước vào
bước ngoặc Lịch sử vĩ đại, sau mốc son chói lọi của những thành công trên
trường ngoại giao: Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO, Hội nghị cấp cao APEC 14 – Hà Nội thành công rực rỡ,
đồng thời chúng ta cũng vừa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế PNTR vĩnh
viễn.
Tất cả các phương tiện truyền
thông đại chúng, rất nhiều diễn đàn, nhiều tổ chức cá nhân đều đón chào Sự kiện
có ý nghĩa vô cùng trọng đại này, và vượt lên trên hết, với trách nhiệm cao
nhất của từng chủ thể phát ngôn đều không thể không đề cập đến những thời cơ và
thách thức của Hội nhập, những gì mà mỗi tổ chức, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân chí
nguyện cho sự phát triển của Đất nước, đều phải nghĩ đến để xây dựng đường lối
phát triển cho mình.
Hội nhập đã không còn là một
khái niệm xa vời như trước, trái lại nó đã
gắn liền với đời sống của mỗi công dân, mỗi gia đình và nhanh chóng trở
thành chủ đề chính của xã hội.
Là một huyện trung du - đồng
bằng, vốn chịu nhiều mất mác đau thương sau chiến tranh và sự kiềm chế tai hại
của giai đoạn cuối khi cơ chế bao cấp không còn phù hợp, ngày nay cùng với cả nước,
Đại Lộc đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ghi dấu chặng đường Lịch sử mới:
Thời kỳ Hội nhập kinh tế.
Tình già và cháu ngoại…
Tình
già và cháu ngoại…
Thanh Lê
Lâu rồi, phải không em
Đôi ta về chung sống.
Mười mấy năm chăn gối
Con trẻ bỗng lớn thình
Mai kia anh là ông
Còn em là bà ngoại
Ta vẫn cứ là đôi
Nhân tình xuyên thế kỷ
Dù khủng bố bên Mỹ
Bão tài chính trời Âu
Ta vẫn cứ là đôi
Nhân tình xuyên thế kỷ
- “Em ơi vô mùng ngũ
Chờ em đủ lắm rồi!”
- “Đợi em chút nữa thôi…”
- “Suỵt! Khẽ thôi! Ông biết…”
- “Đứa mô đó hả bay
Để cho ông ngoại ngũ!
Vạn nội tổ cha bay
Làm chi được đâu rình…”.
Chuyện tình của đôi ta
Và một bầy cháu ngoại
Xem ra cũng hay hay
Chuyện tình xuyên thế kỷ…
Xây dựng huyện công nghiệp: SUY TƯ TỪ MỘT GÓC NHÌN...
Xây dựng huyện công
nghiệp: SUY TƯ TỪ MỘT GÓC NHÌN...
Thanh Lê
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá -
con đường tất yếu để xây dựng một Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Tại huyện ta, để sớm đạt được mục tiêu trở thành huyện
Công nghiệp, trên Chuyên san này, đã có nhiều ý kiến luận bàn sâu sắc trên nhiều
bình diện khác nhau, thuộc đủ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội v.v...
Tuy nhiên, ở đây, người viết bài này xin được tỏ bày đôi chút suy tư từ một góc
nhìn khác: Vấn đề xây dựng các chuẩn mực
văn hoá trong các quan hệ kinh tế và sinh hoạt cộng đồng ở địa phươnghướng tới
xây dựng huyện công nghiệp.
Tập quán văn hoá và công
nghiệp...
Theo định
nghĩa của UNESCO (2002) “Văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của
những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay
một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả
cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (theo Từ điển
vi.wipikedia.org).
Còn công nghiệp là “ngành
quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân có tác dụng quyết định trình độ phát
triển của sức sản xuất xã hội” (theo Nguyễn Như Ý - Đại từ điển tiếng Việt -
NXB VHTT - 1998 - tr 456 ). Trên bình diện khác, công nghiệp là “hoạt động kinh
tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Và “những hoạt động kinh
tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công
nghiệp” (theo vi.wipikedia.org). Vậy “quy mô sản xuất” và “trình độ phát triển” của một xã hội
công nghiệp phải đạt đến một đẳng cấp cao. Khi đó dễ thấy rằng toàn thể các
nhân tố đó sẽ cùng hướng đến mục tiêu“văn
hoá” theo nghĩa tính từ của từ này.
Như vậy, văn hoá vốn là một giá trị tất yếu của một xã hội hiện
đại. Không thể có một xã hội tiên tiến với sản xuất công nghiệp làm nòng cốt nếu
không đi kèm với một đẳng cấp cao về văn hoá. Xây dựng một nền kinh tế quốc gia
hoặc một kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp không thể không bàn vấn đề
xây dựng một tập quán, lối sống văn hoá trên tất cả các mặt, trước hết là mặt
kinh tế, nhằm tạo những điều kiện tối ưu cho phát triển công nghiệp và xã hội
công nghiệp hiện đại.
Cổ Mai Hoa ở Đại Lộc...
Cổ Mai
Hoa ở Đại Lộc...
Lê Thạnh
Ngày
nay, khi mức sống của người dân ngày càng cao, áp lực từ mặt trái của lối sống
công nghiệp ngày càng chi phối nghiệt ngã thì người ta hướng về những thú vui
tao nhã của dân tộc một thời vang bóng.
Đó là các bộ môn nghệ thuật của sự đam mê và lòng nhẫn nại, như non bộ, tiểu
cảnh, thư pháp, cây cảnh cổ v.v... Trong các đối tượng của nghệ thuật cây cảnh,
cây mai cổ tự lúc nào đã nghiễm nhiên trở thành một linh vật đối với con người
Việt Nam
xưa và nay.
Điều ít
ai biết, ở Đại Lộc, nghệ thuật Cổ Mai Hoa đến nay phát triển gần như đã trở
thành “đạo”...
Mai Hoa
biểu tượng cho mùa Xuân, cho quy luật đất trời và khí tiết người Anh hùng...
Tất cả
những ai quan tâm đến cây hoa mai và thú chơi cây mai cổ hẳn không thể không
biết hai câu thơ nỗi tiếng của Chu Thần Cao Bá Quát (1809-1855):
“Thập tải luân giao cầu Cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa”
Người
anh hùng có mười năm giao du trong thiên hạ để cầu thanh gươm cổ cùng một đời
chỉ biết cúi lạy hoa mai! Ta sẽ thấm thía hơn cái triết lý nhân sinh sâu sắc
chuyển tải trong 2 câu thơ nỗi tiếng của Cao Bá Quát nếu như ta đặt nó trong ngữ
cảnh của cuộc đời kỳ lạ của ông, cuộc đời của một người Anh hùng không hề biết
nễ sợ một ai, trong một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của các thời đại cuối
cùng nhà Nguyễn. Khi không còn tin vào Triều
thần, Người Anh hùng trong ông có 10 năm
đi “cầu cổ kiếm”, như kiếm tìm một kế sách để cứu dân, cứu nước. Và ông đã tự đặt
10 năm đó vào thế cảnh của một đời chỉ
biết “bái mai hoa”!
Chuyện khó tin nhưng có thật (bài không được đăng báo)
Chuyện khó tin nhưng có thật :
ĐỨA CON CHẾT ĐI
SỐNG LẠI !
Thanh Lê
Từ khi trên An ninh Thế giới Cuối tháng
có chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật” với những câu chuyện thấm
đẫm nước mắt, đầy xúc động, những câu chuyện khiến người ta phải khắc sâu lòng
căm thù với cái ác và trân trọng những tỉnh cảm thiêng liêng giữa con người với
con người, dù họ chỉ là những người hoàn toàn xa lạ, những câu chuyện man mác
tình đời... tôi vẫn thầm tin và chờ đợi sự xuất hiện của một câu chuyện mà tôi
cho rằng trước sau gì cũng có người viết để đăng trên chuyên mục này. Nhưng
nhiều số báo cứ ra đời mà trong số những người biết chuyện vẫn chưa có ai chắp
bút, mãi đến nay nó vẫn chưa thể xuất hiện trên mặt báo.
Nay tôi xin mạo muội thuật lại câu chuyện
về Ông, một cựu chiến binh, một cán bộ hưu trí ngành ngân hàng quá cố,
với ba điều khó tin lần lược diễn ra, như những lớp tuồng gay cấn nhưng vô cùng
đoản hậu. Để câu chuyện không ảnh hưởng đến những người đang sống, tôi xin được
dấu tên mình và cả tên các nhân vật có thật trong câu chuyện này.
TẢN MẠN CHUYỆN ĐỜI TỪ MỘT BÀI TOÁN
* Kính tặng
Thầy NĐB.
Người đã truyền vào tôi cùng với tình yêu Toán học là Khát vọng về
Cuộc đời.
(Bài viết này tôi viết trong thời gian còn công
tác tại Đại Lộc, được đăng trên “Chuyên san 40 năm Trung học Đại Lộc”, và Tập San “Quảng Đại Là Đây”, năm 2008)
Cuộc đời học sinh, hẵn sẽ vô cùng thiêng liêng và
nhiều ý nghĩa với nhiều người. Trong đó, nó gắn bó và theo suốt cuộc đời ta
những hình ảnh về trường về lớp, về thầy, về bạn, thậm chí có thể là một tứ thơ
viết vụng, một cánh phượng khô ép vào trang sách…
Riêng tôi, tuổi học trò qua đi đã lâu mà tôi vẫn còn
bị chi phối, ảnh hưởng sâu sắc đến cả nhân sinh quan chỉ từ một bài toán. Đó là
một bài toán hình học phẳng giản dị mà ngày xưa, khi còn là cậu học sinh trung
học, một người Thầy đã dạy cho chúng tôi và từ đó Bài toán ấy đã gắn chặt vào
ký ức học trò trong tôi với hình ảnh một người Thầy và Ngôi trường đến kỳ lạ.
Giờ đây mỗi khi gặp lại bài toán là tôi lại nhờ về Thầy tôi và Trường cũ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)